5S là gì?

Sàng lọc – S1 (Seiri)

Tiêu chuẩn đầu tiên là thực hiện sàng lọc. Doanh nghiệp của bạn cần phải xác định và phân loại các dụng cụ, đồ dùng, thiết bị và tần suất trong quá trình sản xuất. Mức độ thường xuyên sử dụng hay thỉnh thoảng hay sử dụng nhiều, lúc nào không cần đến nữa và hiện tại không còn dùng tới chúng nữa,…

Đơn giản là đừng giữ những gì mà doanh nghiệp không cần đến. Bởi các vật dụng thừa sẽ gây ra sự lãng phí về nhiều khía cạnh như tiền bạc, không gian, quản lý,…

Sắp xếp – S2 (Seiton)

Sắp xếp lại mọi thứ đúng vị trí của nó. Bạn cần dựa vào nguyên tắc tần suất sử dụng, tổ chức sẽ đưa và phương án sắp xếp mọi vị trí phù hợp nhất:

▪️ Những vật dụng được sử dụng thường xuyên sẽ được sắp xếp gần vị trí làm việc

▪️ Những vật dụng ít được sử dụng thì sắp xếp xa vị trí làm việc.

▪️ Hãy sử dụng những màu sắc để phân biệt chúng với nhau.

▪️ Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên những vật dụng cần gấp như bình cứu hỏa, thiết bị an toàn,…để ở những nơi nổi bật và thuận tiện nhất.

Sạch sẽ – S3 (Seiso)

Cần lên kế hoạch cho việc thường xuyên kiểm tra vệ sinh để duy trì môi trường làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Kể cả những thiết bị, dụng cụ làm việc cũng cần được làm vệ sinh sạch sẽ.

Trong các tiêu chuẩn chất lượng thì sạch sẽ là một tiêu chuẩn quan trọng. Bởi vậy, bạn cần phải dọn dẹp môi trường làm việc sạch sẽ.

Hãy phân công trách nhiệm cho từng nhân viên ở từng khu vực. Bởi như vậy họ mới có trách nhiệm với chính môi trường khu vực mà họ làm việc. Đó là trách nhiệm cũng như quyền lợi của mỗi công nhân.

Doanh nghiệp, cơ sở cần thiết lập được chu trình dọn dẹp một cách thường xuyên. Đảm bảo rằng môi trường làm việc luôn được sạch sẽ hàng ngày và hàng tuần.

Và việc đảm bảo vệ sinh cần phải có sự giám sát của cấp trên mọt cách liên tục. Mọi nhân viên sẽ coi đó là niềm tự hào và sự đóng góp sâu sắc

Săn sóc – S4 (Sheiketsu)

Săn sóc ở đây chính là việc duy trì định kỳ và chuẩn hóa của tiêu chuẩn S3. Để có thể duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn và nêu rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. Đây là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp được rèn giũa và phát triển.

▪️ Thiết kế nhãn mác rõ ràng, tiêu chuẩn cho các vị trí cũng được quy định rõ ràng.

▪️ Hình thành các chỉ số cũng như cách nhận biết các tiêu chuẩn bị vượt

▪️ Thiết lập phương pháp tốt nhất cho chỉ thì về giới hạn và xác định các vị trí.

Sẵn sàng – S5 (Shitsuke)

Đây là tiêu chuẩn thứ 5 và cũng không kém phần quan trọng. Đó chính là đề cao ý thức tự giác giữa vệ sinh chung của người lao động. Sau khi được đào tạo bài bản thì tất cả nhân viên đều nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của quy trình 5S. Từ đó sẽ tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc. Đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung cao hơn.

Đăng ký ngay