Chứng nhận ISO 22000

ISO 22000

Chứng nhận iso 22000 ? Chung nhan iso 22000 chuwngs nhaanj iso 22000

ISO 22000

1. GIỚI THIỆU VỀ CHỨNG NHẬN ISO 22000

ISO 22000 là gì?

Tương tự như HACCP, ISO 22000 là tiêu chuẩn yêu cầu về hệ thống quản lý nhưng hoàn thiện và đầy đủ hơn, quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại các tổ chức/doanh nghiệp.

Bộ ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, có thể áp dụng cho loại hình sản xuất có liên quan đến thực phẩm, đáp ứng được các yêu cầu khách hàng và quy định của nhà nước một cách ổn định và luôn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 gồm các tiêu chuẩn sau:

– ISO 22000:2005: Yêu cầu tiêu chuẩn cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

– ISO/TS 22004:2005: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005.

– ISO/TS 22003:2007: Yêu cầu cho các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

– ISO 22005:2007: Hệ thống xác định nguồn gốc thức ăn gia súc và thực phẩm.

– ISO/CD 22006:2007: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho việc sản xuất trong trang trại.

Trong đó, ISO 22000:2005 quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức/ doanh nghiệp về vấn đề an toàn thực phẩm thông qua 5 yêu cầu sau:

– Hệ thống quản lý chất lượng (kiểm soát tài liệu, hồ sơ, …);

– Trách nhiệm của lãnh đạo;

– Quản lý nguồn lực;

– Phân tích mối nguy, kế hoạch HACCP;

– Các chương trình tiên quyết GMP và SSOP;

– Đo lường, phân tích và cải tiến.

2. TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ISO 22000

Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn là đơn vị sự nghiệp nhà nước hoặc tư nhân đều có thể chứng nhận hợp chuẩn nếu đáp ứng các quy định sau:

– Có Hệ thống quản lý phù hợp phù hợp với ISO/TS 22003:2007.

– Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

– Giấy chứng nhận ISO 22000 là căn cứ để công bố hợp chuẩn.

Chi phí chứng nhận ISO 22000 là bao nhiêu: Hiện tại, chi phí chứng nhận ISO 22000 dựa trên tinh thần thỏa thuận giữa doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận. Tuy nhiên, có phụ thuộc nhiều vào số lượng công nhân của doanh nghiệp (công nhân có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm) vì có liên quan tới ngày công đánh giá (manday)

3. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ISO 22000

ISO 22000 là một tiêu chuẩn về hệ thống chỉ áp dụng với các tổ chức/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (không phân biệt phạm vi, quy mô).

4. LỢI ÍCH ÁP DỤNG ISO 22000

Đơn vị/ tổ chức áp dụng và duy trì hệ thống quản lý theo ISO 22000 sẽ mang lại một sô lợi ích thiết thực sau:

– Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng;

– Có thể được xem xét miễn, giảm kiểm tra của cơ quan quản lý;

– Gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ sự thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;

– Đáp ứng các yêu cầu luật định của nhà nước và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương;

– Tạo niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và xã hội.

5. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN ISO 22000

Các bước Nội dung công việc Trách nhiệm
Chủ trì Hỗ trợ
Bước 1 Khảo sát điều kiện ban đầu COGREEN DN
Bước 2 Đào tạo ISO 22000 COGREEN DN
Bước 3 Thành lập Ban ISO DN COGREEN
Bước 4 Phân công soạn hệ thống tài liệu COGREEN DN
Bước 5 Xây dựng hệ thống tài liệu COGREEN DN
Bước 6 Ban hành và áp dụng thử DN DN
Bước 7 Đào tạo đánh giá nội bộ COGREEN DN
Bước 8 Thực hiện đánh giá nội bộ DN COGREEN
Bước 9 Họp xem xét lãnh đạo DN COGREEN
Bước 10 Đăng ký chứng nhận DN COGREEN
Đánh giá và cấp giấy chứng nhận

6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: giấy chứng nhận ISO 22000

7. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1-1,5 tháng

8 QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA COGREEN

– Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;

– Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;

– Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;

– Được quảng bá thông tin doanh nghiệp trên các website: httpS://COGREEN.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *